Advertisement

Responsive Advertisement

MỘT SỐ THUẬT NGỮ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN MÀ BA CẦN BIẾT

 


MÔ HÌNH 3 LỚP CỦA 1 HỆ THỐNG PHẦN MỀM:

Presentation Layer: lớp giao tiếp với người sử dụng: VD 1 trang web, 1 mobile app thường được lập trình bằng ngôn ngữ HTML + CSS + Javascript; Lập trình viên chuyên lập trình lớp này được gọi là FRONT END DEVELOPER
Business Logic Layer: thường là phần mềm ko có giao diện, chuyên lắng nghe các yêu cầu từ lớp Presentation Layer gửi xuống, xử lý thông tin (VD: tính toán, lấy dữ liệu từ lớp thứ 3 - lớp cơ sở dữ liệu lưu trữ) và trả về thông tin cho lớp Presentation hoặc lưu trữ thông tin vào lớp Database
Lập trình viên thường dùng các ngôn ngữ lập trình như .NET, Java, PHP, GoLang, Node JS..... để lập trình ở lớp này à phần mềm ở lớp này thường ko có giao diện người dùng, chỉ là 1 dịch vụ chạy ở background
Database Layer: lớp lưu trữ thông tin VD các cơ sỡ dữ liệu như Microsoft Access, Microsoft SQL Server, Oracle, MySQL.... bản chất nó vẫn là 1 phần mềm, user có thể truy cập được phần mềm này và đọc hiểu dữ liệu trong đó:
  • Lập trình viên chuyên lập trình ở lớp Business Logic và Database Layer được gọi là BACKEND DEVELOPER
  • Lập trình viên lập trình cả 3 lớp gọi là FULL STACK Developer
  • Đó là lý do khi các bạn làm vc trong 1 team phần mềm sẽ thấy các title: front end dev, back end dev, full stack dev
Khi các bạn dùng 1 Mobile App, các bạn đang dùng phần presentation layer, phần Business Logic Layer và Database layer hiếm khi nằm trên thiết bị Mobile của các bạn mà sẽ đặt trên máy chủ

NGÔN NGỮ PHIÊN DỊCH (INTERPRETATION) VÀ NGÔN NGỮ BIÊN DỊCH(COMPILATION)

Máy tính chỉ hiểu được các mã lệnh nhị phân (binary) VD 0110100110: 0 và 1 giống như trạng thái có/không có dòng điện chạy qua 1 mạch điện tử trong bộ vi xử lý. Lập trình viên lập trình cho máy chạy thì ko thể nào dùng ngôn ngữ nhị phân được vì quá khó hiểu/khó nhớ
Compilation (Biên dịch): Lập trình viên lập trình bằng ngôn ngữ người có thể đọc hiểu VD: .NET, Java, sau đó dùng 1 chương trình đặc biệt gọi là trình biên dịch (compiler) để biến đoạn mã đó thành mã mà máy tính có thể hiểu được à các ngôn ngữ lập trình dạng này gọi là ngôn ngữ biên dịch, VD khi mọi người chạy 1 tập tin *.EXE trên máy tính, đó là 1 chương trình đã được biên dịch sang ngôn ngữ máy
Interpretation (Phiên Dịch): Không cần biên dịch sang ngôn ngữ máy, lúc chạy chương trình, 1 trình phiên dịch nào đó đọc đoạn mã do lập trình viên viết và thể hiện nó thành 1 nội dung/chức năng dễ hiểu với người dùng. VD: Trình duyệt là một trình phiên dịch, HTML là ngôn ngữ phiên dịch, trình duyệt đọc đoạn mã HTML và diễn dịch nó thành nội dung dễ hiểu với người sử dụng; Bản thân người sử dụng nếu có kiến thức về HTML có thể mở nó ra xem và biết nó viết gì, thậm chí không cần trình phiên dịch
Cách thông thường 2 hệ thống phần mềm giao tiếp và trao đổi thông tin cho nhau (tích hợp hệ thống):
  • Export data từ hệ thống A và Import vào hệ thống B
  • Sử dụng chung 1 database cho 2 hệ thống A, B hoặc sử dụng riêng nhưng ở lớp database, dữ liệu của 2 cơ sở dữ liệu A và B được đồng bộ (copy qua lại)
  • Hệ thống A cung cấp 1 phương thức cho hệ thống B truy cập, ra lệnh thực hiện 1 chức năng nào đó trong hệ thống A: phương thức đó gọi là 1 API (Aplication Programming Interface)

PROJECT SCOPE:

Phân rã chức năng hệ thống, mọi người sử dụng check list này để kiểm tra scope danh sách chức năng của mình đã đầy đủ chưa:

TRANSACTION MANAGEMENT:

VD: Manage Orders, Manage Invoices, Manage Payment, Manage Journey Bookings on Grab App....
Transaction là phần chính mang lại value nhiều nhất cho 1 hệ thống, mục đích hệ thống tạo ra là để input/xử lý/lưu trữ/report các transactions, các transaction sẽ xuất hiện trên tất cả các business processes tác nghiệp hàng ngày trong 1 tổ chức. 1 transaction là duy nhất, ko bao giờ có 2 transaction có tập dữ liệu giống hệt nhau

MASTER DATA MANAGEMENT:

Quản lý tập dữ liệu danh mục được tạo ra và sử dụng cho 1 transaction VD: Manage Customers, Manage Product ( trong 1 transaction "Order", cần xác định customer là ai, mua "product nào"
1 dữ liệu master được tạo ra trước và có thể dùng cho nhiều transaction, VD 1 khách hàng có thể mua nhiều orders

TRẢ LỜI ĐƯỢC CÂU HỎI: AI ĐƯỢC VÀO HỆ THỐNG. CÁC CHỨC NĂNG THUỘC NHÓM NÀY: LOGIN/LOGOUT/FORGOT PASSWORD, REGISTER, MANAGE MY PROFILE, MANAGE USERS

AUTHORIZATION

Vào hệ thống thì được cho phép truy cập chức năng gì (kịch bản gì), và được thấy dữ liệu gì. VD Chức năng Manage User roles thuộc nhóm này
********lưu ý phần "được thấy dữ liệu gì" rất critical, liên quan đến bảo mật thông tin, không có 1 công thức/pattern chung cho tất cả các hệ thống, mỗi hệ thống có các quy luật nghiệp vụ riêng cho phần này. BA thường phân tích thiếu phần này và gây thảm họa.

REPORTS:

Scope phải cụ thể rõ ràng là có bao nhiêu reports, không viết chung chung là view reports

SYSTEM INTEGRATION

Hệ thống đang phát triển sẽ tích hợp (trao đổi thông tin) với các hệ thống nào khác, phương thức trao đổi thông tin là gì? thông dụng nhất là thông qua API

BACKGROUND SERVICES

Các chức năng chạy ngầm ở background, ko do con người thực hiện, máy được lập lịch để tự thực hiện và xử lý 1 tác vụ nào đó thường là do tải công việc lớn VD gửi 5000 Payslips cho nhân viên vào cuối tháng, hoặc điều kiện để start tác vụ khó kiểm soát bởi con người VD: thỏa 1 điều kiện gì đó thì phải gửi ra 1 notification, tự động nhắc nợ quá hạn 1 tuần, 3 tháng, sáu tháng.

PRESENTATION LAYER:

Lớp giao tiếp với người sử dụng: VD 1 trang web, 1 mobile app thường được lập trình bằng ngôn ngữ HTML + CSS + Javascript; Lập trình viên chuyên lập trình lớp này được gọi là FRONT END DEVELOPER

COOKIES:

Các tập tin được tạo bởi website bạn đã truy cập để lưu trữ thông tin duyệt web. Cookies được sử dụng để duy trì thông tin trạng thái khi bạn vào các trang (pages) khác nhau trên một website hoặc ghé thăm lại website này tại một thời điểm khác

CRASH

Hiện tượng ứng dụng khi mở lên thì lập tức bị đóng hoặc trong lúc đang hoạt động bình thường thì tự đóng lại và tắt hoàn toàn khỏi hệ thống đa nhiệm của máy. Lỗi này có thể do hệ điều hành, do lập trình viên, do phần cứng hỏng, lỗi kết nối Internet hoặc do các lỗi phát sinh về vấn đề ngôn ngữ, quảng cáo

CURSOR:

Thuộc tính cursor hiển thị con trỏ chuột khi duy chuyển con trỏ vào thành phần.

DRIVER:

Ví dụ nếu máy tính của bạn có card màn hình nhưng bạn không cài Driver cho máy thì hệ điều hành sẽ không sử dụng được card màn hình này.

LAN:

viết tắt của Local Area Network tạm dịch là mạng máy tính nội bộ, giao tiếp này cho phép các máy tính kết nối với nhau để cùng làm việc và chia sẻ dữ liệu.

HTML:

(tiếng Anh, viết tắt cho HyperText Markup Language, hay là "Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản") là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web với các mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web.

FORMAT:

sự định dạng các vùng ghi dữ liệu của ổ đĩa cứng. Tuỳ theo từng yêu cầu mà có thể thực hiện sự định dạng này ở các thể loại cấp thấp hay sự định dạng thông thường. Format cấp thấp (LLF - low-level format) là sự định dạng lại các track, sector, cylinder.

RAM:

RAM (viết tắt từ Random Access Memory trong tiếng Anh) là một loại bộ nhớ khả biến cho phép truy xuất đọc-ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ ô nhớ. Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi (tiếng Anh: Read-Only Memory) là loại bộ nhớ không khả biến dùng trong các máy tính hay hệ thống điều khiển, mà trong vận hành bình thường của hệ thống thì dữ liệu chỉ được đọc ra mà không được phép ghi vào.khi mất nguồn điện cung cấp.

ROM:

(tiếng Anh: Read-Only Memory) là loại bộ nhớ không khả biến dùng trong các máy tính hay hệ thống điều khiển, mà trong vận hành bình thường của hệ thống thì dữ liệu chỉ được đọc ra mà không được phép ghi vào.
-------
Nguồn: BAC Blog

Đăng nhận xét

0 Nhận xét